Bài viết này cần được cập nhật do có chứa các thông tin có thể đã lỗi thời hay không còn chính xác nữa. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách cập nhật cho bài viết này.(tháng 3/2024)
Lịch sử phiên bản của hệ điều hành di độngAndroid bắt đầu với việc phát hành công khai phiên bản beta đầu tiên vào ngày 5 tháng 11 năm 2007. Phiên bản thương mại đầu tiên, Android 1.0, được phát hành vào ngày 23 tháng 9 năm 2008. Hệ điều hành này được Google phát triển theo chu kỳ hàng năm từ năm 2011.[1] Các bản phát hành lớn được công bố tại Google I/O cùng với phiên bản beta công khai đầu tiên dành cho các thiết bị Google Pixel được hỗ trợ. Phiên bản ổn định sau đó sẽ được phát hành cùng năm.
Tổng quan
Quá trình phát triển của Android bắt đầu vào năm 2003 bởi Android, Inc., công ty sau đó được Google mua lại vào năm 2005.[2] Có ít nhất hai bản phát hành nội bộ của phần mềm bên trong Google và Liên minh thiết bị cầm tay mở trước khi phiên bản beta được phát hành.[3][4] Bản beta được phát hành vào ngày 5 tháng 11 năm 2007,[5][6] trong khi bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) được phát hành vào ngày 12 tháng 11 năm 2007.[7] Một số phiên bản beta công khai của SDK đã được phát hành.[8] Những bản phát hành này được thực hiện thông qua giả lập phần mềm vì các thiết bị vật lý không tồn tại để kiểm thử hệ điều hành. Cả hệ điều hành và SDK đều được phát hành cùng với mã nguồn của chúng, dưới dạng phần mềm miễn phí theo Giấy phép Apache.[9]
Bản phát hành công khai đầu tiên của Android 1.0 diễn ra cùng với việc phát hành T-Mobile G1 (còn gọi là HTC Dream) vào tháng 10 năm 2008.[10] Android 1.0 và 1.1 không được phát hành dưới tên mã cụ thể.[11] Tên mã "Astro Boy" và "Bender" đã được gắn thẻ nội bộ trên một số bản dựng đầu tiên trước phiên bản 1.0 và chưa bao giờ được sử dụng làm tên mã thực tế của các bản phát hành 1.0 và 1.1 của hệ điều hành.[12]
Người quản lý dự án, Ryan Gibson, đã nảy ra ý tưởng sử dụng sơ đồ đặt tên theo chủ đề bánh kẹo cho các bản phát hành công khai, bắt đầu với Android 1.5 Cupcake. Google đã thông báo vào tháng 8 năm 2019 rằng họ sẽ chấm dứt kế hoạch đặt tên theo chủ đề bánh kẹo để sử dụng thứ tự số cho các phiên bản trong tương lai. Bản phát hành đầu tiên theo định dạng số thứ tự là Android 10, được phát hành vào tháng 9 năm 2019.[13]
Vào năm 2017, Google đã thông báo rằng Google Play sẽ bắt đầu yêu cầu các ứng dụng nhắm đến phiên bản Android gần đây.[14] Kể từ đó, một phiên bản Android lớn mới sẽ được phát hành vào nửa cuối mỗi năm và các ứng dụng phải nhắm đến phiên bản đó vào ngày 1 tháng 8 năm sau đối với các ứng dụng mới hoặc ngày 1 tháng 11 đối với các bản cập nhật.[15]
Phiên bản phát hành trước thương mại (2007–2008)
Android alpha 1.0
Có ít nhất hai phiên bản nội bộ trong Google và Liên minh thiết bị cầm tay mở trước khi Android beta phát hành vào tháng 11 năm 2007. Trong sự kiện quan trọng trong nội bộ được phát hành, tên của robot hư cấu đã được chọn, với các phiên bản khác nhau tên-mã "Astro Boy", "Bender" và "R2-D2".[16][17][18] Dan Morrill đã tạo ra một số biểu tượng đầu tiên, nhưng hiện nay màu xanh trên logo Android được thiết kế bởi Irina Blok.[19]
Android beta 1.2
Android beta được phát hành vào 5 tháng 11 năm 2007,[20][21] trong khi bộ phát triển phần mềm (SDK) được phát hành vào 12 tháng 11 năm 2007.[22] Ngày 5 tháng 11 được tổ chức như "sinh nhật" của Android.[23] Phiên bản beta của SDK được phát hành như sau:
^12L được phát hành như một phần của bản cập nhật bảo mật tháng 3 năm 2022 cho các thiết bị Pixel được hỗ trợ. Bản cập nhật tháng 3 năm 2022 và các bản cập nhật tiếp theo hiển thị phiên bản là 12.1.[40] The device's about page will still show the Android version as 12.[41]
^Bản phát hành không ổn định mới nhất của Android 14, Public Beta 5.2, được phát hành vào ngày 25 tháng 8 năm 2023.[43]
Lịch sử phiên bản
Dưới đây là bảng thể hiện ngày phát hành và tính năng chính trong các bản cập nhật hệ điều hành Android, được liệt kê theo thứ tự thời gian chính thức của cấp độ giao diện lập trình ứng dụng (API).
Android 1.0 (API mức độ 1)
Android 1.0 (API mức độ 1)
Android 1.0, phiên bản thương mại đầu tiên của phần mềm, đã được phát hành vào 23 tháng 9 năm 2008.[45] Thiết bị thương mại đầu tiên có sẵn Android là HTC Dream.[46] Android 1.0 tích hợp các chức năng sau:
Phiên bản
Ngày phát hành
Tính năng
Hình ảnh
1.0
23 tháng 9 năm 2008
Ứng dụng Android Market tải xuống và cập nhật thông qua ứng dụng Market
Web browser hiển thị, phóng to và đầy đủ trang web HTML và XHTML – nhiều trang hiển thị dưới dạng của sổ ("thẻ")[47][48]
Hỗ trợ máy ảnh – tuy nhiên, phiên bản này thiếu tùy chọn thay đổi độ phân giải trong máy ảnh, cân bằng trắng, chất lượng,...[49]
Thư mục cho phép nhóm một số ứng dụng vào một thư mục trên màn hình chủ[50]
Vào 9 tháng 2 năm 2009, cập nhật Android 1.1 đã được phát hành, ban đầu cho HTC Dream. Android 1.1 được biết đến như "Petit Four" nội bộ, mặc dù tên này không được sử dụng chính thức.[53] Bản cập nhật giải quyết lỗi, thay đổi Android API và thêm vào một số tính năng:[54]
Phiên bản
Ngày phát hành
Tính năng
Hình ảnh
1.1
9 tháng 2 năm 2009
Có sẵn chi tiết và đánh giá khi người dùng tìm kiếm doanh nghiệp trên bản đồ
Màn hình thời gian chờ dài hơn trong cuộc gọi khi sử dụng loa, cộng với khả năng hiển thị/ẩn bàn phím quay số
Khả năng lưu tập tin đính kèm trong các tin nhắn
Hỗ trợ thêm vùng lựa chọn trong bố trí hệ thống
Hỗ trợ tìm kiếm bằng giọng nói
Android 1.5 Cupcake (API mức độ 3)
Android 1.5 Cupcake (API mức độ 3)
Vào 27 tháng 4 năm 2009, bản cập nhật Android 1.5 đã được phát hành, dựa trên Hạt nhân Linux 2.6.27.[55][56] Đây là lần phát hành đầu tiên sử dụng tên mã dựa trên món tráng miệng ("Cupcake"), nó sẽ là chủ đề sẽ được sử dụng từ nay trở về sau. Bản cập nhật bao gồm một số tính năng mới và sử đổi giao diện người dùng UI:[57]
Phiên bản
Ngày phát hành
Tính năng
Hình ảnh
1.5
30 tháng 4 năm 2009
Hỗ trợ bàn phím ảo thứ ba với đoán văn bản và từ điển từ các tùy chỉnh
Hỗ trợ Widget – thu nhỏ ứng dụng có thể nhúng vào một số ứng dụng khác (như màn hình chính) và được cập nhật định kỳ[58]
Vào 15 tháng 9 năm 2009, Android 1.6 SDK – gọi là Donut – đã được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.29.[59][60][61] Bao gồm trong bản cập nhật là nhiều tính năng mới:[59]
Phiên bản
Ngày phát hành
Tính năng
Hình ảnh
1.6
15 tháng 9 năm 2009
Tìm kiếm bằng giọng nói và nhập văn bản tăng cường bao gồm lịch sử đánh dấu, địa chỉ liên lạc, và các trang web
Khả năng cho phép nhà phát triển bao gồm các nội dung của họ trong kết quả
Công cụ tổng hợp giọng nói đa ngôn ngữ cho phép một số ứng dụng Android "nói" chuỗi văn bản
Dễ dàng tìm kiến và khả năng xem chụp màn hình ứng dụng trên Android Market
Hình ảnh, máy ảnh và máy quay tích hợp đầy đủ hơn, với cho phép truy cập máy ảnh nhanh
Cho phép người dùng có thể chọn nhiều ảnh để xóa
Cập nhật công nghệ hỗ trợ cho CDMA/EVDO, IEEE 802.1X, VPNs, và công cụ text-to-speech
Hỗ trợ cho màn hình độ phân giải WVGA
Cải thiện tốc độ trong việc tìm kiếm và ứng dụng máy ảnh
Mở rộng cử chỉ và thanh công cụ phát triển mới GestureBuilder
Android 2.0 Eclair (API mức độ 5)
Android 2.0 Eclair (API mức độ 5)
Vào 26 tháng 10 năm 2009, Android 2.0 SDK – tên mã là Eclair – đã được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.29.[62] Thay đổi bao gồm:[63]
Phiên bản
Ngày phát hành
Tính năng
Hình ảnh
2.0
26 tháng 10 năm 2009
Mở rộng đồng bộ hóa tài khoản, cho phép người dùng có thể thêm nhiều tài khoản trên một thiết bị cho đồng bộ của email và danh bạ
Hỗ trợ Microsoft Exchange email, với hộp thư đến trình duyệt email từ nhiều tài khoản trên một trang
Hỗ trợ Bluetooth 2.1
Khả năng chọn ảnh danh bạ và chọn để gọi, SMS, hoặc email cho ai đó
Khả năng tìm kiếm tất cả tin nhắn SMS và MMS đã lưu trữ, với xóa tin nhắn cũ nhất trong hội thoại, tự động xóa khi đến giới hạn quy định
Nhiều tính năng mới cho máy ảnh, bao gồm hỗ trợ flash, zoom kỹ thuật số, chế độ cảnh, cân bằng trắng, hiệu ứng màu và canh nét
Cải thiện tốc độ đánh máy trên bàn phím ảo, với từ điển thông minh hơn học từ việc sử dụng từ và bao gồm tên liên lạc như đề xuất
Làm mới trình duyệt UI với thu nhỏ đánh dấu, nhấp 2 lần để zoom và hỗ trợ cho HTML5
Tăng cường xem lịch trình, hiển thị tình trạng tham dự cho mỗi khách mời, và khả năng mời khách mới đến các sự kiện
Tối ưu hóa tốc độ phần cứng và cải thiện UI
Hỗ trợ màn hình và độ phân giải lớn hơn, với tỷ lệ tương phản tốt hơn
Mở thư viện hỗ trợ phụ kiện. Mở thư viện đã được giới thiệu trên 3.1 (Honeycomb) nhưng mở thư viện hỗ trợ phụ kiện 2.3.4 thêm hỗ trợ khi kết nối USB ngoại vi với thiết bị tương thích và một ứng dụng tương thích trên thiết bị[83]
Chuyển mã hoá mặc định cho SSL từ AES256-SHA thành RC4-MD5.[84][85]
(Cập nhật 2.3.6 gây tác dụng phụ làm tổn hại đến chức năng Wi-Fi hotspot của một vài điện thoại Nexus S Canada. Google công nhận lỗi này và khắc phục nó vào cuối tháng 9.)[87][88]
Vào 22 tháng 2 năm 2011, Android 3.0 (Honeycomb) SDK – máy tính bảng đầu tiên-chỉ cập nhật Android – được phát hành, dựa trên Linux kernel 2.6.36.[89][90][91][92] Thiết bị đầu tiên nhận được phiên bản này là máy tính bảng Motorola Xoom, được phát hành vào 24 tháng 2 năm 2011.[93] Cập nhật tính năng bao gồm:[89]
Phiên bản
Ngày phát hành
Tính năng
Hình ảnh
3.0
22 tháng 2 năm 2011
Tối ưu hóa hỗ trợ máy tính bảng với giao diện người dùng "ba chiều" mới
Thêm thanh hệ thống, tính năng truy cập nhanh đến thông báo, tình trạng, và nút điều hướng, có sẵn ở dưới cùng của màn hình
Thêm thanh Action, cho phép truy cập các tùy chọn theo ngữ cảnh, điều hướng, widget, hoặc các loại nội dung ở phía trên cùng của màn hình
Đa nhiệm đơn giản – khai thác các ứng dụng gần đây trên thanh hệ thống cho phép người dùng thấy những hình ảnh đa nhiệm đang được tiến hành và nhảy nhanh từ một ứng dụng này sang ứng dụng khác
Thiết kế lại bàn phím, nhập nhanh hơn, hiệu quả và chính xác hơn trong màn hình lớn
Đơn giản, trực quan hơn giao diện sao chép/dán
Nhiều tab trỉnh duyệt thay thế bằng cửa sổ trình duyệt, cộng với tự động điền và chế độ "ẩn danh" mới cho phép trình duyệt ẩn danh
Truy cập nhanh vào máy tính, lấy nét, flash, zoom, máy ảnh trước, đếm giờ, và những tính năng khác của máy ảnh
Khả năng xem album và bộ sưu tập khác trong chế độ đầy màn hình trong Hình ảnh, với dễ dàng truy cập vào hình ảnh nhỏ khác
Danh bạ UI mới và di chuyển nhanh cho phép người dùng tổ chức và định vị danh bạ
Email UI mới cho phép xem và tổ chức tin nhắn hiệu quả hơn, cho phép người dùng chọn một hoặc nhiều tin nhắn
Tăng tốc phần cứng
Hỗ trợ cho đạ nhân xử lý
Khả năng mã hóa tất cả dữ liệu người dùng
HTTPS stack cải thiện với tên máy chủ chỉ định (SNI)
Ứng dụng ghi vào dữ liệu thứ cấp (thẻ nhớ trên thiết bị với bộ nhớ lưu trữ nội bộ) bị vô hiệu hoá bên ngoài thiết kế, ứng dụng thư mục cụ thể, trong khi truy cập vào các lưu trữ chính nội bộ vẫn được cho phép thông qua một ứng dụng cho phép cấp riêng biệt.[94][95]
Sửa lỗi và cải tiến nhỏ khác cho Motorola Xoom và Motorola Xoom 4G
3.2.4
Tháng 12 2011
"Pay as You Go" hỗ trợ cho máy tính bảng 3G và 4G
3.2.5
Tháng 1 2012
Sửa lỗi và cải tiến nhỏ khác cho Motorola Xoom và Motorola Xoom 4G
3.2.6
Tháng 2 2012
Sửa vấn đề kết nối dữ liệu khi ra khỏi chế độ máy bay trên US 4G Motorola Xoom
Android 4.0 Ice Cream Sandwich (API mức độ 14)
Android 4.0 Ice Cream Sandwich (API mức độ 14)
Phiên bản Android 4.0 (Ice Cream Sandwich), dựa trên kernel Linux 3.0.1, đã được phát hành vào ngày 19 tháng 10 năm 2011. Gabe Cohen thời điểm đó đã phát biểu rằng Android 4.0 tương thích với bất kì thiết bị đang chạy Android 2.3.x trên lý thuyết. Mã nguồn của Android 4.0 có sẵn cho các lập trình viên từ ngày 14 tháng 11 năm 2011. Ice Cream Sandwich là phiên bản cuối cùng chính thức hỗ trợ Adobe Flash player. Bản cập nhật này giới thiệu nhiều tính năng mới như sau:
Cải thiện chức năng sao chép và dán (copy-and-paste).
Tính năng giọng nói (voice) được cải tiến, chuyển lời nói thành văn bản theo thời gian thực.
Mở khóa bằng gương mặt, một chức năng cho phép người sử dụng mở khóa thiết bị bằng phần mềm Nhận dạng khuôn mặt.
Tự động đồng bộ hóa dấu trang (Bookmarks) với tài khoản người dùng Chrome.
Mục "Sử dụng dữ liệu" (Data Usage) trong cài đặt cho phép người dùng cài đặt mức cảnh báo khi họ sử dụng đến mức giới hạn, và tự động ngắt kết nối dữ liệu khi vượt ngưỡng cho phép.
Tắt ứng dụng trong danh sách ứng dụng gần đây bằng cách vuốt.
Ứng dụng chụp ảnh được thiết kế lại, giảm độ trễ màn chập, chế độ chụp toàn cảnh panorama, và khả năng zoom trong khi quay video.
Tích hợp công cụ chỉnh sửa ảnh.
Bố cục Thư viện hình ảnh mới, tổ chức theo địa điểm ảnh chụp và nhận dạng người trong ảnh.
"Danh bạ" của điện thoại được tách ra thành ứng dụng "People" tích hợp mạng xã hội, có thể hiển thị bài viết và hình ảnh chất lượng cao.
Android Beam, một tính năng cho phép chia sẻ các nội dung trong các ứng dụng tương thích giữa các thiết bị có hỗ trợ NFC.
Google giới thiệu Android 4.1 (Jelly Bean) tại hội nghị Google I/O vào ngày 27 tháng 6 năm 2012. Dựa trên kernel Linux 3.0.31, Jelly Bean là một bản cập nhật có mục đích chính là cải thiện chức năng và hiệu suất của giao diện người dùng. Hiệu năng cải thiện nhờ vào "Project Butter", nó dự đoán thao tác của người dùng, đồ họa được đệm 3 lần, mở rộng việc sử dụng Vsync và tốc độ khung hình cố định là 60fps để giao diện trở nên linh hoạt và mượt mà. Android 4.1 Jelly Bean được phát hành cho Android Open Source Project ngày 9 tháng 7 năm 2012, và dòng máy tính bảng Nexus 7, thiết bị đầu tiên chạy Jelly Bean, được ra mắt ngày 13 tháng 7 năm 2012.
Phiên bản
Ngày phát hành
Tính năng
Hình ảnh
4.1
9 tháng 7 năm 2012 (12 năm trước) (2012-07-09)
Giao diện người dùng mượt mà hơn:
Áp dụng Vsync cho tất cả toán tử vẽ và hoạt ảnh của Android framework, bao gồm cả render ứng dụng, sự kiện chạm, kết xuất đồ họa và tần số quét màn hình.
^“Google Buys Android for Its Mobile Arsenal”. web.archive.org. 27 tháng 2 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^“The history of Android | Ars Technica”. web.archive.org. 10 tháng 3 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
^ abGartenberg, Chaim (23 tháng 7 năm 2020). “Even Android 11 is cake”. The Verge. Vox Media, LLC. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2021. Burke revealed last year that Android Q had been internally known as "Quince Tart"
^“Status Bar Notifications”. Android Developers. Updated ngày 24 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày tháng= (trợ giúp)
^“What is Android?”. TechPluto.com. ngày 18 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2013.
^Ducrohet, Xavier (ngày 27 tháng 4 năm 2009). “Android 1.5 is here!”. Android Developers Blog. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2009.
^Ducrohet, Xavier (ngày 15 tháng 9 năm 2009). “Android 1.6 SDK là đây”. Android Developers Blog. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2009.
^Stone, Brad (ngày 27 tháng 4 năm 2010). “Google's Andy Rubin on Everything Android”. New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2010. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp)
^Ts'o, Theodore (ngày 12 tháng 12 năm 2010). “Android sẽ sử dụng ext4 bắt đầu với Gingerbread”. Linux Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2011. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp)
^Tim Bray (ngày 19 tháng 12 năm 2010). “Saving Data Safely”. Android Developers Blog. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2011.
^“Android 2.3.3 Platform”. Android Developers. 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2012.
^Mithun Chandrasekhar (ngày 2 tháng 2 năm 2011). “Google's Android Event Analysis”. AnandTech. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2011. I confirmed this with Google; Honeycomb, at least in the current form, will not be coming to non-tablet devices.
^Ducrohet, Xavier (ngày 10 tháng 5 năm 2011). “Android 3.1 Platform, New SDK tools”. Android Developers Blog. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2011.