Nhóm ngôn ngữ Asli bắt nguồn từ mạn tây dãy Titiwangsa rồi dần lan về phía đông đến Kelantan, Terengganu và Pahang.[3] Những nhánh ngôn ngữ gần với Nhóm ngôn ngữ Asli nhất là Nhóm ngôn ngữ Môn và Nhóm ngôn ngữ Nicobar.[4] Có thể từng có cả những sự tiếp xúc giữa những bộ tộc Asli với người nói ngôn ngữ Môn hay Nicobar vào thời cổ.
Những ngôn ngữ Asli đều có từ mượn từ các nguồn ngôn ngữ mà ngày nay trên bán đảo Mã Lai không còn tồn tại nữa. Roger Blench (2006)[5] ghi nhận sự hiện diện của từ mượn nhóm Borneo và Chăm-Aceh, cho thấy người nói những ngôn ngữ đó từng cư ngụ trên bán đảo.
Blagden (1906),[6] Evans (1937)[7] và Blench (2006)[5] nhận ra rằng các ngôn ngữ Asli, nhất là nhóm Asli Bắc (Jahai), có nhiều từ mà không thể xác định nguồn gốc. Tiếng Kenaboi từng tồn tại của Negeri Sembilan cũng có nhiều từ không rõ nguồn gốc, ngoài những từ gốc Nam Á hay Nam Đảo.
Tiếng Kenaboi là một ngôn ngữ đã biến mất chưa được phân loại, có thể thuộc Nhóm ngôn ngữ Asli.
Chú thích
^Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Aslian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
^Asmah Hji Omar (volume editor), 2004. 'Aslian languages', 'Aslian: characteristics and usage.', The encyclopedia of Malaysia, volume 12: Languages and literatures, Kuala Lumpur. Archipelago Press, pp. 46–49